Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

LÝ THUYẾT MÔN QT DOANH NGHIỆP


LÝ THUYẾT MÔN QT DOANH NGHIỆP
Câu 1: Đặc điểm hoạt động của DN
            Chức năng sản xuất kinh doanh: DN là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện 1, 1 số hoặc tất cả các công đoạn, quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phâm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
            Căn cứ tiến hành các hoạt động sx kinh doanh: DN là 1 đơn vị sx kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
            Tối đa hóa lợi nhuận: DN là một tổ sx, thông qua đó trong khuôn khổ 1 tài sản nhất định, người ta kết hợp với yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm, bên cạnh các mục tiêu xã hội.
            Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Câu 2: Phân tích tài chính là gì? Vai trò của phân tích tài 9 trong DN? Tại sao DN cần phân tích tài 9?
            - Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu nhập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của 1 DN, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của DN d91o, khả năng và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
            - Vai trò của phân tích tài chính trong DN:
* Phân tích tài 9 giúp các nhà quản trị
            Kiểm tra tình hình tài 9 và đánh giá hoạt động sx kinh doanh hay cụ thể hóa là việc phân tích các b/cáo tài 9 của DN là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài 9 hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rũi ro tương lai.
            Phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng tình hình tài 9 và có biện pháp cải thiện, tìm ra những giải pháp và điểm yếu về hoạt động sxkd của DN, để nhận biết, phán đoán, dự báp và đưa ra quyết định tài 9, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
            Lập kế hoạch tài chính đạt hiệu quả hơn.
            Vai trò đối với các tổ chức bên ngoài DN:
            Nhà đầu tư chứng khoán, ngân hàng, nhà cung cấp NVL, các đối tượng khác.
- Tại sao cần phân tích tình hình tài 9?
Theo dõi tình hình tài 9 của DN trên các mặt đảm bảo vốn cho sxkd, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và hiệu quả tài 9 của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.
Đưa ra các quyết định có nên cung cấp các yếu tố đầu vào cho DN hay cung cấp với các điều kiện như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém khai thác triệt để những năng lực tiềm năng của DN để nâng cao hiệu quả hoạt động sxkd.
Câu 3: Trình bày các hệ thống kế toán trong DN? Sự khác nhau cơ bản giữa kế toán tài 9 và kế toán quản trị?
* Kế toán doanh nghiệp:
Ghi chép, tính toán những con số dưới hình thức , gia trị hiện vật và thời gian lưu động.
      Phản ánh, kiểm tra tình hình hiện có, biến động của các loại tài sản, tình hình và hiệu quả kinh doanh sử dũng vốn và kinh phí của DN.
* Mục đích kế toán DN:
Phân tích và giải thích các sự kiện kinh tế phát sinh trong DN.
Phản ánh 1 cách toàn diện tình hình hoạt động sxkd của DN.
Chức năng của hoạt động kế toán DN: thông tin và kiểm tra.
* Hệ thống kế toán của DN: kế toán tài 9 và kế toán quản trị.
**. Sự khác nhau cơ bản giữa kế toán tài 9 và kế toán quản trị:
                    Kế toán quản trị                                                               Kế toán tài 9
Do DN xây dựng theo mục tiêu quản trị của mình              Thể hiện bởi hệ thống chứng từ, tài                   khoản, sổ sách và báo cáo do NN ban hành.
Hình thành do nhu cầu tự nhiên của DN, không có Có tính chất bắt buộc đ/v các DN do tính bắt buộc về mặt pháp luật.                             NN quy định với những chuẩn mực chung.
Là hệ thống mềm đ/v DN                                                   Là hệ thống cứng đ/v các DN

Câu 4: Trình bày tóm tắt chi phí sx và giá thành sản phẩm dịch vụ?
Chi phí sản xuất: toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền.
Giá thành sản phẩm dịch vụ: toàn bộ những chi phí tính bằng tiền để sx và tiêu thụ 1 khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí sx và giá thành sản phẩm dịch vụ?
Chi phí sx và giá thành sản phẩm dịch vụ là 2 mặt biểu hiện của quá trình sx có mqh với nhau và giống về chất. Chúng là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của DN. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau:
Về mặt phạm vị: Chi phí sx bao gồm cả chí phí sx sản phẩm và chí phí quản lý DN và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm dịch vụ chỉ bao gồm chi phí sx ra sản phẩm ( chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sx chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành )
Về mặt lượng: Nói đến chi phí sx là xét đến các hao phí trong một thời kỳ, còn giá thành sản phâm, liên quan đến chi phí của cả kỳ trước tuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về 5 lượng và mo6i1quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ổ công thức:
Tổng giá thành sản phẩm= Chi phí sx dở dang đầu kỳ+ tổng chi phí sx phát sinh trong kỳ+ chi phí sx dở dang cuối kỳ.
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sx kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
Giá thành thực tế là giá sản phẩm được tính trên co78 sở số liệu chi phí sx thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sx ra trong kỳ.

Câu 5: Tồn kho có chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
Tồn kho có chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát, vì:
Đây là chức năng liên kết giữa 03 giai đoạn cung ứng – sx – tiêu thụ.
Tồn kho: - được giữ để bán trong kỳ sx và kd bình thường.
Đang trong quá trình sx, kd dở dang.
NVL, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trình sxkd hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng hóa mua để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán, hàng gửi đi gia công chế biến
Thành phẩm: thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành hay sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm được thủ tục nhập kho.
NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến.
Chí phí dịch vụ dở dang.
Chức năng đề phòng tăng giá, đề phòng lạm phát: công tác quản lý tồn kho NVL được thực hiện tốt sẽ giúp DN giảm được chi phí cho việc tồn trữ NVL, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho việc tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để chứa NVL, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ NVL cho sx tránh thiếu h5t NVL dẫn đến đình trệ dây chuyền xs, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường, dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường.
Chức năng khấu trừ theo sản lượng: được áp dụng khi xí nghiệp cung ứng bá giảm giá nếu mua số lượng lớn. Do đó, vấn đề đặt ra phải mua bao nhiêu để tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất.

Câu 6: Phân tích và cho ví dụ minh họa về nhiệm vụ và quyền hạn của DN? Liên hệ thực tế tại VN hiện nay.
Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, bắt kỳ một loại hình danh nghiệp nào củng phải có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
*. Về nhiệm vụ
Thực hiện nghĩa vụ hợp thuế ( thuế doanh thu, thuế lợi tức.) cho ngân sách nhà nước là th6e3 hiện nhiệm vụ phục vụ trở lại cho xã hội, mặt khác đó là sự bồi hoàn trở lại cho xã hội khi doanh nghiệp sử dụng những cơ sở vật chất uất lợi của xã hội: đường xá, cầu cống… nói cách khác đó là sự bù đấp cho xã hội khi xí nghiệp được thừa hưởng nhưng thặng dư tiêu dùng về hệ thống cơ sở vật chất, về phúc lợi công cộng.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, thực hiện nhiệm vụ này là đời hỏi hợp lý của nguồi tiêu dùng, nó thể hiện thái độ tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo đảm việc thực hiện quá trình sx kd cũng như quá trình phát triển sx của doanh nghiệp không gây tàn phá môi trường xã hội, đây là nhiệm vụ vô cùng bức thiết, nếu không tôn trọng triệt để nhiệm vụ này thì việc tàn phá, gây xáo trộn môi trường sinh thái sẽ diễn ra với cường độ mạnh do các doanh nghiệp chạy theo mục tiêu lợi nhuận, kết quả cuối cùng là nhà nước phải chi ra một số tiền rất lớn để cải thiện môi trường, việc này gây thiệt hại cho ngân lũy phát triển của đất nước.
Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê tài chính, kế toán, thống nhất theo các báo điểu và định kỳ quy định của nhà nước.
Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kt đã ký kết
Bảo đảm các điều kiện làm việc, quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động nâng cao trí thức, nghề nghiệp, tôn trọng chế độ thù lao của người lao động.
*. Về quyền hạn:
Chủ động trong mọi hoạt động sxkd: DN được quyền lựa chọn, thay đổi cơ cấu sản phẩm, chủ động trong công việc cải tiến kỹ thuật, công ngệ sx, đa dạng hóa cơ cấu sx theo hướng mở rộng quy mô.
Quyền tự chủ trong lĩnh vực tài 9: là quyền quan trọng nhất, chủ động xây dựng và hình thành các nguồn vốn trong sxkd, chủ động trong việc sử dụng, phân bổ các nguồn vốn theo các mục đích của hoạt động sxkd, toàn quyền quyết định số thu nhập còn lại sau khi nộp thuế.
Quyền tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động: có toàn quyền trong việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động theo yêu cầu của hoạt động sxkd.
Quyền tự chủ trong lĩnh vực quản lý: xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý thích hợp, chủ động bố trí đào tạo cán bộ quản lý.

Câu 7: Quản trị Mar, vai trò, các quan điểm của quản trị Mar?
*. Quản trị Mar: là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn ục tiêu khách hàng và tổ chức.
*. Vai trò của quản trị Mar:
           Quản trị Mar nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua ma mình muốn hướng đến  trong mục đích, đạt được các mục tiêu của tổ chức, Có những vai trò trọng t6m sau:
-         Tối đa hóa tiêu thụ, công việc của Mar là tạo những ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó sẽ tạo ra sự sx, thuê mướn nhân công và tối đa doanh thu.
-         Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng  và dịch vụ: tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa. Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đôi lúc việc thỏa mãn một cá nhân nào đó rất có thể liên quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh.
-         Tối đa hóa sự lựa chọn, đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng lựa chọn. Việc tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tổn, hàng hóa v2 dịch vụ sẽ đắt hơn và cấp độ phát minh cao hơn.
*. Các quan điểm quản trị Mar: có 5 quan điểm.
            Quan điểm trong sx: quản điểm này người tiêu dùng sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để dùng và việc quản trị nên tập trung vào việc đẩy mạnh sx cũng như phân phối có hiệu quả. Quan điểm này thích hợp khi nhu cầu của thị trường lớn hơn khả năng cung cấp hoặc chi phí sx quá cao và các tổ chức cần tăng năng suất để kéo chi phí xuống và đồng thời giảm giá sản phẩm.
            Quan điểm trong sản phẩm: quan điểm này cho rằng người tiêu thụ sẽ thích những sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả, hình dáng tuyệt hảo và việc quản trị sẽ tập trung vào việc cải thiện sản phẩm. Nhà sx phải có sự nghiên cứu và phát triển trong kiểu dáng, bao bì, giá hấp dẫn, phân phối tiện lợi, thu hút sự chú ý của khách hàng từ nhiều phía.
            Quan điểm trong việc bán: quan điểm này cho rằng người tiêu thụ sẽ không mua đủ các sản phẩm của công ty trừ khi công ty tiến hành việc bán và hoạt động nhằm cổ động việc mua hàng. Quan điểm này nhằm vào nhu cầu người bán.
            Quan điểm trong tiếp thị: quan điểm này cho rằng chìa khóa để đạt được mục tiêu của tổ chức nằm trong việc xác định nhu cầu và ước muốn của thị trường trọng điểm, đồng thời đáp ứng những thỏa mãn mong đợi 1 cách hiệu quả và hiệu năng hơn các đối thủ cạnh tranh. Quan điểm này nhằm vào nhu cầu của người mua, thỏa mản nhu cầu khách hàng bằng phương tiện sản phẩm và dịch vụ.
            Quan điểm tiếp thị và xã hội: theo quan điểm này bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mong đợi của người mua 1 cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn phải bảo toàn hoặc nâng cao phúc lợi của người tiêu thụ và xã hội. Quan điểm này phát sinh từ sự nghi ngại có nên thiết lập 1 triết lý kinh doanh không khi mà có sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, bùng nổ dân số, sức khỏe con người bị đe doa,…

                                                                                    .
.

1 nhận xét:

  1. trả lời giúp em câu này với: ưu điểm và nhược điểm của JIT và lợi ích của nó

    Trả lờiXóa